Thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia: chiếm 4-5% GDP; 9-10% tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia.
Và Đi kèm với cơ hội phát triển là những thách thức về các vấn đề môi trường. Nước thải từ ngành khai thác thủy sản nói chung chứa một lượng lớn các chất ô nhiễm có hại cho hệ sinh thái và sức khỏe con người. Chính vì vậy, việc đầu tư vào quy trình xử lý nước thải và bùn thải thủy hải sản là yêu cầu bắt buộc đối với các nhà máy, cơ sở thương mại, công nghiệp chế biến.
Với số lượng nhà máy chế biến thủy sản như hiện nay, trung bình một nhà máy thải ra 300 m3 nước thải mỗi ngày. Nguồn gây ô nhiễm chính trong nước thải gồm dạng hòa tan chiếm 30% – 40%, dạng không hòa tan chiếm 60% – 70%.
Mức độ ô nhiễm của nước thải phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất là phương pháp chế biến và loại thủy sản được chế biến, ngoài ra quy trình hoạt động quản lý của nhà máy cũng góp phần làm biến đổi thành phần nước thải.
Nước thải thủy sản gồm có ba nguồn thải khác nhau: nước thải sản xuất, nước thải vệ sinh công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Cả 3 loại trên gần như có tính chất gần giống nhau. Trong đó nước nước thải sản xuất là nguồn nước thải có nồng độ ô nhiễm cao nhất.
Đặc trưng của nước thải chế biến thủy sản: độ màu, mùi, chất rắn không hòa tan, chất rắn lơ lửng, các vi trùng gây bệnh, chất hữu cơ hòa tan, các chất dinh dưỡng,…
Chỉ tiêu | Đơn vị | Nồng độ | ||
Tôm đông lạnh | Cá da trơn | Thủy sản đông lạnh hỗn hợp | ||
pH | – | 6,5-9 | 6,5-7 | 5,5-9 |
SS | mg/L | 100-300 | 500-1.200 | 50-194 |
COD | mgO2/L | 800-2.000 | 800-2500 | 694-2.070 |
BOD5 | mgO2/L | 500-1.500 | 500-1.500 | 391-1.539 |
N tổng | mg/L | 50-200 | 100-300 | 30-100 |
P tổng | mg/L | 10-120 | 50-100 | 3-50 |
Dầu và mỡ | mg/L | – | 250-830 | 2,4-100 |
Nước thải ngành chế biến thủy sản sau khi đi qua các bể xử lý sơ bộ, xử lý hóa lý bậc 1, xử lý sinh học sẽ được chuyển đến bể nén bùn. Tại đây, bùn sẽ được nén xuống đáy bể và chuyển đến máy ép bùn, còn phần nước thải sẽ tiếp tục được dẫn sang các bể xử lý hóa lý bậc 2 và khử trùng trước khi được xả vào môi trường.
Bùn thải sau khi được dẫn đến máy ép bùn, để hiệu quả xử lý tốt thì cần bổ sung các hóa chất hỗ trợ keo tụ tạo bông, điển hình là polymer cation. Polymer là loại nguyên liệu không thể thiếu trong quy trình vận hành của máy ép bùn. Nếu pha trộn đúng cách, polymer sẽ giúp máy ép bùn tối ưu hiệu quả quá trình khử nước và chất rắn ở bể lắng. Nếu không có loại hóa chất polymer này thì nước thải khó có thể tạo thành bã bùn nhanh để xử lý được.
Ở giai đoạn cuối của quy trình xử lý nước thải, chất thải (bùn) thường ở dạng lỏng với hàm lượng cặn lơ lửng là vào khoảng 0,2 đến 5%, rất khó có thể xử lý hiệu quả tốt nhất. Nhưng khi xử lý ép bùn, bùn sẽ được cô đặc lại thành bánh bùn, khô hơn và dễ xử lý hơn. Sau đây là một vài lý do ép bùn trở nên phổ biến trong xử lý nước thải:
Để xử lý tốt bùn thải, chúng ta thường phải dùng đến polymer hay hóa chất keo tụ. Đối với một số loại nước thải, việc sử dụng vật tư này là điều cần thiết. Hiện nay, nếu các nhà đầu tư sử dụng máy ép bùn khung bản thì sẽ không cần đến keo tụ, polymer, nhưng nếu sử dụng máy ép bùn trục vít, máy ép bùn băng tải thì cần đến polymer.
Tuy nhiên, so với phương pháp xử lý bùn truyền thống thì việc dùng keo tụ cho máy ép bùn sẽ tiết kiệm đáng kể, do đó chi phí đầu tư sẽ rẻ hơn rất nhiều.
Trong quá trình xử lý bùn thải, việc tách nước ra khỏi khối bùn lỏng được xem là một trong những khâu quan trọng nhất. Tuy nhiên, để thực hiện điều này, cần phải làm đông tụ các vật chất ở dạng keo lơ lửng, kết bông các chất rắn lơ lửng đồng thời làm kết tủa các vật chất hòa tan để tách chúng ra khỏi nước. Polymer chính là nguyên liệu cần thiết cho quá trình xử lý bùn thải.
Bùn với hàm lượng thấp sẽ được trộn cùng với Polymer nồng độ thấp (0,1-0,5%) và một số hóa chất vô cơ khác nhau để hỗ trợ tách nước. Nó có tác dụng phá vỡ sự bền vững của các hạt keo có trong nước, giúp chúng kết đông với nhau. Sau đó, hạt keo sẽ từ từ kết dính thành những cục bông nhỏ rồi đông thành với kích thước lớn hơn và lắng xuống.
Thực tế, các loại bùn thường mang điện tích âm. Do đó, khi các cation của polymer bị hút về khối bùn, chúng sẽ co dần lại thành một lớp phủ bao quanh bùn, còn nước thì thoát ra ngoài. Các phân tử polymer có khả năng ép khối bùn, tạo điều kiện cho quá trình tách nước trong máy ép bùn diễn ra dễ dàng.
Trong quá trình ép bùn, tùy thuộc vào đặc tính của bùn thải cũng như lưu lượng bùn thải cần ép mà các nhà đầu tư sẽ sử dụng loại polymer với lưu lượng phù hợp nhất.
Một trong các khâu quan trọng nhất trong quá trình xử lý bùn thải là quá trình tách nước ra khỏi khối bùn lỏng. Để thực hiện được điều đó, cần phải đông tụ được các vật chất dạng keo lơ lửng, kết bông các chất rắn lơ lửng. Và làm kết tủa các vật chất hòa tan nhằm tách chúng ra khỏi nước.
Trong quá trình tách nước, các chất đông tụ, kết bông, nổi bật là polymer được sử dụng nhằm làm cho quá trình tách nước diễn ra thuận lợi. Trong nhiều tình huống, quá trình tách nước sẽ không thể thực hiện nếu thiếu hóa chất polymer. Các chất đông tụ vô cơ thường là các chất điện phân có gốc sắt, nhôm, canxi hoặc magie. Hóa chất kết tủa có rất nhiều loại thường mang gốc natri, kali, canxi hoặc magie. Từ những năm 1960, các hợp chất polymer được đưa vào sử dụng trong xử lý nước thải và chúng nhanh chóng trở thành công cụ quan trọng thiết yếu.
Ứng dụng polymer để khử nước cho bùn: bùn có hàm lượng thấp. Được trộn với polymer và các hóa chất vô cơ khác nhau để hỗ trợ loại bỏ nước. Các polymer cation có trọng lượng phân tử trung bình thường được sử dụng trong tình huống này. Mức độ tích điện của polymer sẽ phụ thuộc vào loại bùn thải và biến thiên rất lớn. Từ khi xuất hiện máy ép bùn, polymer được ứng dụng để tạo bông, keo tụ trong quá trình xử lý nước thải, chúng nhanh chóng trở thành sản phẩm thiết yếu, quan trọng. Và hiện nay, chúng được sử dụng phổ biến hơn cả.
Tuy phải dùng đến polymer keo tụ, nhưng chúng ta có thể thấy rằng, lượng polymer sử dụng để xử lý một lưu lượng lớn nước thải không hề nhiều, chính vì vậy các nhà đầu tư có thể yên tâm khi chi phí bỏ ra mua polymer không quá cao, mà chất lượng bùn thải sau khi ép lại tốt hơn rất nhiều.
Trên đây là thông tin polymer ép bùn nước thải gành chế biến thủy sản mà Tín Thành gửi đến bạn.
Bạn đang tìm một nơi uy tín để mua một loại polymer cho hệ thống nước thải của mình?
Tín Thành cam kết cung cấp đến bạn những sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng và sự hỗ trợ tận tình của đội ngũ kỹ thuật của chúng tôi. Rất mong được hỗ trợ cho bạn.