Hiện nay, Chăn nuôi tại Việt Nam đang có xu hướng dịch chuyển từ quy mô nông hộ sang chăn nuôi tập trung và thâm canh với quy mô lớn. Tuy nhiên, cùng với xu hướng này, vấn đề ô nhiễm môi trường (ÔNMT) do chưa được xử lý nước thải chăn nuôi tại các vùng nông thôn ngày càng trở nên nghiêm trọng. Có những chuyên gia nông nghiệp cho rằng nguyên nhân chính gây ra ONMT là do chăn nuôi nhỏ lẻ không kiểm soát được việc xả thải ra môi trường. Tuy nhiên, thông qua việc thực tế khảo sát tại Việt Nam, đã được phát hiện rằng ngay cả trong chăn nuôi quy mô trang trại và thâm canh, mặc dù đã áp dụng các biện pháp xử lý nước thải chăn nuôi, vẫn gây ra tình trạng ÔNMT nghiêm trọng do sự thiếu sót trong công tác quản lý môi trường và áp dụng công nghệ chưa đúng mực.
Hiện nay, chăn nuôi heo là một trong những ngành phát triển nhanh nhất của sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Trong những năm qua, hoạt động chăn nuôi heo tại nước ta đã có sự thay đổi nhanh chóng. Số lượng vật nuôi đang trên đà tăng lên trong khi số hộ chăn nuôi giảm xuống. Chăn nuôi heo tại các trang trại chăn nuôi lớn thường tạo ra nhiều chất thải hơn so với khả năng tái chế các chất thải đó. Điều này dẫn đến có những thiếu sót trong công tác xử lý nước thải chăn nuôi trước khi xả vào môi trường, nó gây ra những mức độ ô nhiễm khác nhau đối với đất, không khí và nước, đồng thời gây ra một tác động tiêu cực đối với đời sống người dân, đặc biệt là trong hoặc gần những khu vực chăn nuôi quy mô lớn.
Ô nhiễm môi trường là mầm mống gây ra nhiều căn bệnh, và gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người và môi trường sống xung quanh. Do đó việc xử lý nước thải chăn nuôi trước khi xả thải có vai trò rất quan trọng và cấp thiết. Chất thải chăn nuôi nói chung và chất thải chăn nuôi heo nói riêng có tác động đến môi trường và sức khỏe con người trên nhiều phương diện như gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nguồn nước dưới dất, môi trường không khí, môi trường đất và các sản phẩm nông nghiệp. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra nhiều căn bệnh về tiêu hóa, hô hấp, do trong chất thải chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh, trứng giun…. Các chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường do vi sinh vật là đặc biệt nguy hiểm, vì nó sẽ làm phát sinh các loại dịch bệnh như bệnh tiêu chảy cấp, dịch tả, các bệnh về đường tiêu hóa,… có thể lây lan nhanh chóng và nó còn cướp đi sinh mạng của vật nuôi cũng như con người.
Ở nhiều nơi, nhất là những vùng nông thôn, vì nhiều lý do nên khó có thể đáp ứng quy định xả thải, nên việc áp dụng các biện pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo ở các trang trại vẫn còn mang tính đối phó. Vẫn còn tư tưởng ưu tiên phát triển kinh tế, giảm nhẹ yếu tố môi trường nên việc quản lý và xử lý môi trường chăn nuôi còn mang nặng tính hình thức. Có thể nói, hiện trạng quản lý môi trường chăn nuôi heo hiện nay đang còn nhiều bất cập về quản lý, hạn chế về công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi ở quy mô trang trại, thiếu sự quan tâm của các cấp chính quyền sự đầu tư nghiên cứu tìm kiếm các công nghệ phù hợp, giúp vừa xử lý môi trường chăn nuôi lại vừa mang lại thu nhập, tạo động lực cho người dân áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường.
Thông số | Đơn vị | Giá trị đặc trưng | QCVN 40:2011/BTNMT | |
A | B | |||
pH | – | 7,1 – 8,2 | 6 – 9 | 5,5 – 9 |
BOD5 (20 oC) | mg/L | 1.650 – 3.300 | 30 | 50 |
COD | mg/L | 2.500 – 5.000 | 75 | 150 |
Tổng chất rắn lơ lửng | mg/L | 1.800 – 3.200 | 50 | 100 |
Tổng Nitơ | mg/L | 520 – 620 | 20 | 40 |
Tổng Phospho | mg/L | 14,3 – 64 | 4 | 6 |
Tổng Coliforms | MPN/100mL | 106 – 109 | 3.000 | 5.000 |
Bảng 1. Tính chất nước thải trang trại chăn nuôi heo
Với tình hình phát triển chăn nuôi như hiện tại, để xử lý nước thải chăn nuôi hiệu quả trước khi xả ra môi trường, đã có nhiều biện pháp được triển khai và ứng dụng rộng rãi. Một số phương pháp phổ biến như sau:
Trên đây là những “HIỆN TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI HEO TẠI VIỆT NAM”. Mọi thắc mắc các vấn đề liên quan đến xử lý nước thải, thiết bị, hóa chất về môi trường hãy liên hệ ngay với TÍN THÀNH để được tư vấn tận tình nhất!