Thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia: chiếm 4-5% GDP; 9-10% tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia.
Và một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả nuôi trồng chính là chất lượng nguồn nước. Chính vì vậy, việc sử dụng hóa chất xử lý nước trong nuôi trồng thuỷ sản là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.
Cùng Tín Thành tìm hiểu một số loại hóa chất thường được sử dụng để xử lí nước trong nuôi trồng thủy sản nhé.
Hóa chất xử lý nước là tên gọi chung của các hóa chất dùng để khử sạch nguồn nước sinh hoạt, sản xuất, tránh ô nhiễm môi trường,… Ngoài các biện pháp khử sạch nước bằng cơ học, vật lý, vi sinh,… sử dụng các phương pháp hóa học (hóa chất) góp phần làm sạch triệt để nguồn nước thải.
Hóa chất Chlorinee còn có các tên gọi khác như chlorinee 70, Clo bột, chlorinee calcium hypochlorite. Nó là một sản phẩm oxy hóa có tác dụng khử trùng và tẩy trắng vô cùng hiệu quả. Đặc biệt trong xử lý nước thuỷ sản, Chlorinee có vai trò diệt khuẩn, loại bỏ rêu tảo, các tạp chất, cặn bẩn trả lại sự trong sạch, đảm bảo cho nguồn nước.
Việc tính lượng chlorinee chính xác khi xử lý là phức tạp, vì thế, cần thận trọng khi sử dụng chlorinee, đặc biệt là xử lý bệnh cho thủy sản nuôi.
+ Khử trùng thiết bị, bể và dụng cụ: 100 – 200ppm, từ 100 – 200kg cho 1000 m3 nước trong (30 phút)
+ Khử trùng đáy ao: 50 – 100ppm. Xử lý khi tôm của vụ nuôi trước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
+ Khử trùng nước ao: 25 – 35ppm trong trường hợp sử dụng trực tiếp trong ao nuôi khi chưa có tôm nhưng khi sau xử lý thuốc tím và PAC thì liều dùng chlorine nên áp dụng linh hoạt từ 5-15 ppm (5-15kg/1000m3) tùy theo nguồn nước, mùa vụ và giai đoạn tuổi của tôm.
+ Xử lý bệnh do vi khuẩn: 1 – <3ppm. Không nên áp dụng liều >3ppm vì dễ gây ngộ độc và stress tôm. Rất hạn chế sử dụng phương pháp này trong ao.
+ Một lưu ý để nhận biết chlorine có hoạt lực tốt và đủ liều là sau khi sử dụng chlorine nước sẽ càng trong hơn sau xử lý. Trường hợp nước sau xử lý Chlorine nước bị đục đỏ thì nên xem lại qui trình xử lý và hàm lượng hữu cơ trong nước.
Khi sử dụng nồng độ Chlorinee khử trùng hay trong xử lý nước thải, bạn nên tuân thủ đúng những yêu cầu sau:
+ Trang bị các vật dụng bảo hộ: khẩu trang, kính mắt, găng tay,… khi tiếp xúc với Chlorinee.
+ Khi dung dịch Chlorinee bắn vào người thì rửa lại với nước. Còn chẳng may bắn vào mắt, miệng thì hãy đến trạm y tế gần nhà. Tiếp xúc với clorin sẽ bị bỏng nhẹ hãy nhanh chóng rửa sạch dưới vòi nước 15 phút.
+ Tính toán liều lượng phù hợp để tránh sử dụng quá liều làm tốn kém chi phí, gây độc hại. Khi dùng chlorinee sát trùng nước, dư lượng của khí Cl có thể gây độc cho vật nuôi, đặc biệt là ấu trùng tôm, cá biển. Do vậy, cần trung hòa chlorinee bằng natri Thiosulfate. Để khử 1mg/l Cl2 cần 7mg/l Thiosulfate natri. Và dĩ nhiên chúng ta cần thận trọng đánh giá dư lượng chlorine trong giai đoạn dưới 30 ngày tuổi để tránh ảnh hưởng và làm stress tôm.
+ Kiểm tra nồng độ pH và đưa về mức cân bằng trước cho hóa chất Chlorinee vào nước để xử lý. Vì Chlorine ít hiệu quả với bào tử vi khuẩn và sẽ giảm khi môi trường vật chất hữu cơ cao, pH, độ kiềm của nước cao.
+ Chọn thời điểm phù hợp, thời gian chờ phản ứng có thể hoạt động trở lại đối với các môi trường vừa được xử lý với Chlorinee.
Hóa chất PAC là viết tắt của từ Poly Aluminium Chloride, có công thức hóa học là [Al2*Oh9nCl6-n]m. Hóa chất có màu vàng hoặc vàng chanh dùng để thay thế phèn nhôm trong xử lý nước thải (hàm lượng nhôm tới 28 – 32%). Đây là hóa chất trợ lắng, một hóa chất vô cơ có cấu trúc Polyme hòa tan trong nước.
Chất trợ lắng PAC thường được dùng như một chất keo tụ trong xử lý nước cấp, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp ngành dệt nhuộm, thậm chí là nước trong nuôi trồng thủy hải sản. Nó sẽ phá vỡ liên kết giữa các phân tử nước và thuốc nhuộm để giúp nước trong hơn.
Vì thế, hóa chất poly aluminium chloride thường được sử dụng để hấp thụ các hợp chất hữu cơ tự nhiên, hợp chất mùi và những hóa chất hữu cơ tổng hợp, nhuộm có trong nguồn nước. PAC thường tồn tại 2 dạng: lỏng và dạng bột. Trong nuôi trồng thủy sản thường sử dụng dạng bột bởi do tính tiện lợi của sản phẩm. Liệt kê dưới đây các dạng của PAC ở dạng bột thường có màu vàng, vàng chanh, trắng, trắng ngà.
+ Pha chế thành dung dịch 10%-20% châm vào nước nguồn cần xử lý,khuấy đều và để lắng trong.
+ Liều lượng xử lý nước mặt: 1-10g/ m3 hóa chất PAC tùy theo độ đục của nước thô.
+ Liều lượng xử lý nước thải (nhà máy giấy, dệt, nhuộm,…) từ 20-200g/m3 hóa chất PAC tùy theo hàm lượng chất lơ lửng và tính chất của nước thải.
+ Do nó có hiệu quả rất mạnh, ở liều lượng thấp đã có thể xử lý khối lượng lớn nước thải nên việc sử dụng hóa chất PAC quá hàm lượng sẽ gây hiện tượng tái ổn định của hạt keo.
+ Lượng Chloride trong PAC sẽ thúc đẩy quá trình ăn mòn, đặc biệt là ở những nơi đóng cặn bùn.
Nano bạc bao gồm các hạt bạc có kích thược nano, khoảng từ 1-100 nanomet. Thông thường kích thước đo được khoảng 25 nanomet. Các hạt Nano bạc có diện tích mặt rất lớn giúp gia tăng tiếp xúc của chúng với vi khuẩn hoặc nấm vì thế cho hiệu quả diệt khuẩn ngay khi tiếp xúc.
Với khả năng tiêu diệt hơn 650 chủng loại khuẩn, 260 loại vi trùng độc hại gây bệnh và cả vi khuẩn gram âm và dương. Ngoài ra Nano bạc còn an toàn và hầu như không gây ra độc tính (khi được sử dụng ở mức độ cho phép), tác dụng nhanh, không gây kích ứng, dị ứng và sản phẩm phụ trong quá trình diệt khuẩn.
Đây là một sản phẩm ngày càng được ứng dụng nhiều trong thủy sản và nông nghiệp.
Tạt nước
+ Phòng bệnh: 1 lít nano bạc 1000 ppm tạt cho 3000-4000 m3 nước (Định kỳ 7- 10 ngày/lần)
Sau khi tạt nano bạc 30 phút, tạt thêm 4 lít H2O2 50% cho 3000-4000 m3 để tăng khả năng xúc tác
quang hóa của nano bạc giúp nano bạc diệt vi khuẩn, virus tự do, nấm, tảo tốt hơn, đồng thời
cung cấp thêm oxy cho ao nuôi
+ Khi có dịch bệnh: 1 lít nano bạc 1000 ppm tạt cho 1500-2000 m3 (Tạt 3 lần, mỗi lần cách nhau 2
ngày)
Sau khi tạt nano bạc 30 phút, tạt thêm 4 lít H2O2 50% cho 1500-2000 m3. Dùng kết hợp với H2O2 để hiệu quả rõ ràng hơn khi tạt nước.
+ Phổ diệt khuẩn của Nano bạc rộng nên ngoài diệt những vi khuẩn có hại thì vi khuẩn có lợi cũng bị tiêu diệt. Vì vậy cần phải bổ sung thêm men vi sinh để tăng cường lợi khuẩn cho vật chủ.
Trên đây là thông tin một số loại hóa chất xử lí nước trong nuôi trồng thủy sản mà Tín Thành gửi đến bạn.
Bạn đang tìm một nơi uy tín để mua một trong những hóa chất trên?
Tín Thành cam kết cung cấp đến bạn những sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng và sự hỗ trợ tận tình của đội ngũ kỹ thuật của chúng tôi. Rất mong được hỗ trợ cho bạn.