Để máy bơm chìm hoạt động trơn tru và quá trình vận hành hệ thống xử lý nước đạt hiệu quả tốt nhất, điều kiện cần đầu tiên là phải lựa chọn được một chiếc bơm chìm phù hợp với yêu cầu cũng như mục đích sử dụng. Để thực hiện điều đó, chúng ta thường quan tâm đến 05 yếu tố quan trọng sau đây: lưu lượng và cột áp, công suất máy, vật liệu máy bơm, điện áp và cánh bơm.
Q(bơm chìm) = 1,5*Q(hệ thống)
H (m) = H1 + H2 + H3
– H1: tổng cột áp cao nhất (tổng chênh lệch độ cao từ vị trí đặt bơm đến độ cao hố đầu ra).
– H2: cột áp tự do (dự trù phun nước tại đầu ra của bơm).
– H3: tổn thất cục bộ (tại co cút lên trên đường ống) và ma sát đường ống.
Trong lựa chọn máy bơm chìm, lưu lượng và cột áp là các thông số cốt lõi được người thiết kế đưa ra theo kết quả tính toán quá trình lắp đặt và vận hành, là các giá trị cố định. Đối với hiệu suất của bản thân máy bơm chìm, lưu lượng và cột áp thường có mối quan hệ tương ứng trong một khoảng thời gian.
P = (Q*H*Tỷ trọng H2O)/(102*S)
Pan toàn = P*0,43
Trong đó:
Q (m3/s): lưu lượng của bơm chìm.
H (m): cột áp của bơm chìm.
S: hiệu suất bơm chìm, thường chọn 0,8 – 0,9.
Tỷ trọng H2O (kg/m3) = 1000.
– Đối với điện áp 380V, dẫn bởi bốn dây dẫn, trong đó có một dây lạnh và ba dây nóng. Có hai cách để nối điện ba pha là nối hình tam giác và nối hình sao (380V). Nên sử dụng thêm tủ điện để điều khiển bơm để đảm bảo nguồn điện được ổn định và tránh tình trạng mất pha, ngược pha.
– Đối với điện áp 220V, dẫn bởi hai dây dẫn là dây nóng và dây lạnh, thường được sử dụng cho thiết bị có công suất nhỏ, nên sử dụng Aptomat ngắt điện tự động.
Trên đây là những lưu ý yếu tố để lựa chọn được một chiếc máy bơm chìm đúng yêu cầu nhất, chẳng hạn áp suất bơm chìm, hãng sản xuất… Mọi người cần thắc mắc về bơm chìm nước thải hay các vấn đề liên quan thì có thể liên hệ ngay cho Tín Thành để được tư vấn thấu đáo nhất!