Nano Silver
Nano bạc: 15000ppm
Thành phần: Nano bạc 15.000ppm, phụ gia, nước tinh khiết
Dạng: Lỏng
Nano bạc (nano silver) hay còn có tên gọi khác là Keo bạc (colloidal silver) là những hạt bạc có kích thước từ 1-100 nanomet. Sở dĩ nano bạc được tạo ra bởi các nhà khoa học nhận thấy rằng bạc có khả năng diệt khuẩn tự nhiên và nếu diện tích tiếp xúc của bạc lớn hơn thì khả năng diệt khuẩn cao hơn.
Thông thường, các hạt nano bạc được điều chế theo phương pháp hóa học sử dụng muối bạc tinh khiết làm chất gốc. Qua các quá trình phản ứng sẽ tạo ra bạc kim loại Ago, do ở kích thước nano các phân tử kim loại không bền và có xu hướng dính lại làm bạc bị tụ (giảm khả năng diệt khuẩn) nên khi sản xuất chất bảo vệ sẽ được thêm vào ngăn chúng dính lại với nhau.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy khả năng diệt khuẩn, virus của nano bạc lên hơn 650 chủng vi khuẩn, virus khác nhau.
Ứng dụng nano bạc nguyên liệu
- D.ư.ợc phẩm (nước súc miệng, rửa mũi, xịt họng, xịt khử mùi cơ thể, nước rửa phụ khoa… từ nguyên liệu nano bạc)
- Hóa mỹ phẩm (Kem, sữa rửa mặt, nước xả vải…chứa nano bạc)
- Chăn nuôi (Nano bạc thay thế kháng sinh trong phòng bệnh chăn nuôi)
- Thủy sản (Tạt và cho ăn nano bạc thay thế kháng sinh giúp phòng bệnh thủy sản đặc biệt là tôm, cá, ốc, ếch, lươn… )
- Nông nghiệp (Sản xuất các chế phẩm phòng bệnh trên cây trồng)
- Cao su (Latex kháng khuẩn)
- Than hoạt tính kháng khuẩn
- Xử lý môi trường
- Chất xúc tác phản ứng
- Sơn nano bạc kháng khuẩn
- Vải nano bạc kháng khuẩn
Nhờ vào 3 cơ chế chính sau mà hạt nano bạc có thể diệt khuẩn phổ rộng
- Vì kích thước hạt nano bạc nhỏ hơn rất nhiều lần so với vi khuẩn nên trong môi trường khi các hạt bạc gặp vi khuẩn sẽ đâm xuyên (như kim đâm vào bong bóng) gây vỡ bụng và chết.
- Môi trường xung quanh vi khuẩn có tính axit, bạc kim loại sẽ phản ứng sinh ra Ion bạc (Ag+). Ion này có khả năng liên kết với các nhóm chức mang điện tích âm trên màn tế bào vi khuẩn như nhóm -SH, -COOH….gây biến đổi cấu trúc dẫn đến chết.
- Vi khuẩn sẽ “mở miệng” để hấp thu dinh dưỡng từ môi trường bên ngoài, hạt nano bạc có kích thước nhỏ sẽ chui được vào trong vi khuẩn, môi trường bên trong vi khuẩn có tính axit sẽ chuyển nano bạc thành ion bạc (như trên) gây rối loạn chuyển hóa và hô hấp tế bào dẫn đến chết.
Chú thích:
1) Phá vỡ thành tế bào và màng tế bào chất: các ion bạc (Ag +) do các hạt nano bạc giải phóng bám vào hoặc đi qua thành tế bào và màng tế bào chất.
2) Biến tính ribosome: ion bạc làm biến tính ribosome và ức chế tổng hợp protein.
3) Gián đoạn quá trình sản xuất adenosine triphosphat (ATP): Quá trình sản xuất ATP bị chấm dứt do các ion bạc vô hiệu hóa enzym hô hấp trên màng tế bào chất.
4) Sự phá vỡ màng bởi các loại oxy phản ứng: các loại oxy phản ứng được tạo ra bởi chuỗi vận chuyển điện tử bị phá vỡ có thể gây ra sự phá vỡ màng.
5) Cản trở quá trình sao chép của axit deoxyribonucleic (DNA): các loại oxy phản ứng và bạc liên kết với axit deoxyribonucleic và ngăn cản sự sao chép của nó và nhân lên của tế bào.
6) Biến tính của màng: các hạt nano bạc tích tụ trong các lỗ của thành tế bào và gây biến tính màng.
7) Thủng màng: các hạt nano bạc di chuyển trực tiếp qua màng tế bào chất, có thể giải phóng các bào quan ra khỏi tế bào.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.