Ô nhiễm môi trường nước là việc nguồn nước tại các ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch, mạch nước ngầm, biển… Ô nhiễm môi trường nước đang có xu hướng gia tăng và là vấn đề đáng báo động ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Nguồn nước sạch dùng trong sinh hoạt của con người ngày càng cạn kiệt.
Ô nhiễm môi trường nước có tên gọi bằng tiếng Anh là Water pollution, dùng để chỉ hiện tượng nguồn nước (bao gồm cả nước mặt và nước ngầm) bị nhiễm bẩn, thay đổi thành phần và chất lượng theo chiều hướng xấu, trong nước có các chất độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe người và hệ sinh vật.
Biểu hiện ô nhiễm môi trường nước thường thấy nhất là nước có màu lạ (màu vàng, màu đen, màu nâu đỏ,…), mùi lạ (mùi tanh hôi, thối nồng nặc, mùi thum thủm,…) và xuất hiện váng, nổi bọt khí, có nhiều sinh vật sống trong nước bị chết.
Dễ hiểu sự bùng nổ dân số trở thành nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước. Khi con người ngày càng nhiều trên trái đất dân số tăng vọt kéo theo rất nhiều hệ lụy liên quan tới nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, đi lại, xây dựng, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
Tất cả các hoạt động trong đời sống đều không thể thiếu nhân tố nước. Do đó, con người với một loạt các hoạt động phát triển có ảnh hưởng rất lớn tới môi trường tự nhiên nói chung, môi trường nước nói riêng. Vấn đề này sẽ được chúng tôi đề cập chi tiết hơn trong nội dung phần tiếp theo của bài viết.
Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng đề cập ngày càng nhiều tới vấn đề rác thải nhựa trong sinh hoạt. Vấn nạn này đã, đang và không ngừng là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước rất nghiêm trọng. Vậy rác thải nhựa là do đâu? Do chính lối sống sinh hoạt, thói quen tiêu thụ quá nhiều đồ nhựa của con người.
Nhận thức được việc rác thải nhựa là mối đe dọa của toàn nhân loại, những năm trở lại đây, nhiều người đã có ý thức hơn trong việc sử dụng đồ nhựa và tiết giản đồ đạc. Xu hướng sống xanh và bảo vệ môi trường năm 2021 cũng như việc giữ gìn sức khỏe của cộng đồng được đề cao hơn bao giờ hết.
Ở Việt Nam, các con số thống kê hiện nay cho thấy đa số các bệnh viện và cơ sở y tế trên cả nước đều chưa có được hệ thống xử lý nguồn nước thải đạt yêu cầu.
Bạn hãy tưởng tượng rằng: Với lượng bệnh nhân rất lớn được tiếp nhận tại các bệnh viện cùng các biện pháp xử lý khám chữa bệnh và dịch vụ y tế. Nếu các cơ sở này không có phương hướng rác thải dụng cụ, thiết bị y tế đúng cách thì quả là mối nguy với môi trường.
Theo số liệu thống kê ô nhiễm môi trường nước của UNEP thì 60% nguồn nước trên các dòng sông của 3 châu lục Á-Phi-Âu bị ô nhiễm. Theo Unicef thì 5 quốc gia có nguồn nước ô nhiễm nặng nhất là: Indonesia, Thái Lan, Philippines, Trung Quốc và Việt Nam.
200 triệu dân của Indonesia thiếu nước sạch trầm trọng, trong khi chính phủ nước này chưa có biện pháp cụ thể nào để khắc phục hậu quả trên thì ý thức người dân ở đây vẫn chưa được cải thiện khiến cho nguồn nước tại nước này ngày càng ô nhiễm trầm trọng.
Chương trình “Sông sắt” của chính phủ nhằm đánh giá chất lượng nguồn nước thải của các công ty, doanh nghiệp mặc dù đã cải thiện phần nào tính trạng ô nhiễm môi trường nước nhưng là chưa đủ để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng này.
Tại Việt Nam có khoảng 17 triệu dân chưa tiếp cận được nước sạch (báo cáo mới nhất của viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường). Họ phải sử dụng các nguồn nước ô nhiễm từ nước mưa, nước giếng khoan, và nước máy lọc chưa đảm bảo an toàn.
Tại Hà Nội có hơn 1.000m3 rác thải và gần 400.000m3 nước thải thải ra môi trường mỗi ngày nhưng chỉ có khoảng 10% trong số đó được xử lý. Lượng nước thải của Thủ đô đổ hết ra các sông ngòi, kênh rạch như: Sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Đà, hồ Linh Đàm,… Đáng chú ý con sông Tô Lịch từng được xem là “Long Mạch của Thủ đô” nay tình trạng ô nhiễm đã rất cao. Nước bốc mùi hôi thối khiến người dân, du khách không thể “thở nổi” khi đi ngang qua đây.
Tại cụm khu công nghiệp Thanh Lương Hồ Chí Minh ước tính mỗi ngày có khoảng 5.000m3 nước thải ô nhiễm từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm…. Tại các khu vực kênh quanh các quận 8,11,6,.. đang bị ô nhiễm nặng. Đặc biệt là kênh Tàu Hủ khi nơi đây là nơi tập kết lượng nước, rác thải tại các quận đổ về. Nhiều hộ dân sống tại đây phải đối mặt với tính trạng ô nhiễm nguồn nước nặng và mùi hôi thối từ kênh Tàu Hủ bốc lên mỗi ngày. Ảnh hưởng tới đời sống, sức khỏe của các hộ dân sống gần đây.
Ở các vùng nông thôn việc xử lý chất thải còn chưa được chú trọng khi mà các nhà máy xử lý nước hay xử lý rác còn chưa nhiều. Rác thãi môi trường, xác thực vật hay nước thải sinh hoạt sản xuất vẫn còn tình trạng xả thẳng ra môi trường khiến chúng ngấm vào mạch nước ngầm hay rửa trôi ra ao hồ sông suối làm tình trạng ô nhiễm ngày càng nặng.
Theo Bộ Y tế, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn trung bình mỗi năm có đến 9.000 người chết do sử dụng nguồn nước bẩn, hơn 20.000 người mắc ung thư mới mỗi năm. Khoàng 21% dân số đang sử dụng nước bị nhiễm Asen.
Theo TS Quách Thị Xuân – Giám đốc trung tâm tư vấn phát triển bền vững Đà Nẵng:”19.000 tấn rác nhựa thải ra môi trường mỗi ngày, trong đó trung bình mỗi người trong số chúng ta đóng góp đến 1,2kg rác/ngày”
Theo WHO ở Việt Nam có 27% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng do sử dụng nguồn nước không đảm bảo và vệ sinh kém, 44% trẻ bị nhiễm giun.
Ô nhiễm môi trường nước không những gây hậu quả nguy hiểm trực tiếp tới sức khỏe, đời sống của con người, động thực vật trên địa cầu mà còn kéo theo nền kinh tế ngày càng sụt giảm.