Nước ta có đường bờ biển dài trên 3.260 km trải dài qua 28 tỉnh, thành phố với hệ thống sông ngòi dày đặc đổ ra biển nên có nhiều tiềm năng, lợi thế để nuôi trồng và khai thác thuỷ sản mặn, lợ. Năm 2020, diện tích nuôi thủy sản của cả nước là 1,3 triệu ha và 10 triệu m3 nuôi lồng; hằng năm, ngành nuôi trồng thủy sản đã cung cấp cho thị trường khoảng 4,56 triệu tấn sản phẩm thủy sản.
Để nuôi trồng thuỷ sản đạt kết quả tốt, các biện pháp quản lý và phòng tránh dịch bệnh thủy sản, giảm thiểu tổn thất cho người nuôi là vô cùng cần thiết.
Bài viết dưới đây Tín Thành sẽ đem đến cho bạn một số cách để tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh tật cho thủy sản. Mời các bạn cùng tìm hiểu với Tín Thành nhé.
Động vật thủy sản (tôm, cá,…) rất khác với động vật trên cạn, chúng sống trong môi trường nước nên khi xảy ra bệnh khó nhận ra và việc áp dụng các biện pháp chữa bệnh thường rất khó khăn.
Thông thường những nguyên nhân gây ra bệnh ở thủy sản sẽ đến từ các yếu tố sau:
+ Nhiệt độ nước: Khi thời tiết thay đổi đột ngột như mưa gió, lũ lụt sẽ làm cho nhiệt độ nước thay đổi đột ngột khiến thủy sản dễ bị sốc, gây bệnh.
+ Độ pH: Nếu độ pH<5 hoặc > 9,5 có thể làm cho thủy sản yếu đi hay chết.
+ Lượng oxy hòa tan trong nước: Hàm lượng oxy hoàn tan trong nước quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến thủy sản. Nếu hàm lượng oxy xuống thấp dưới 1mg/lít, nhiều loài tôm, cá sẽ nổi đầu, dẫn đến chết vì ngạt. Ngược lại nếu hàm lượng oxy quá cao thường làm cho tôm cá bị bệnh bọt khí.
+ Các tác nhân gây bệnh là virus, vi khuẩn, nấm mang tính thực vật được gọi chung là vi sinh vật. Bệnh của nó gây ra thường là bệnh truyền nhiễm.
+ Các tác nhân gây bệnh là nguyên sinh động vật, giun sán, giáp xác… mang tính động vật gọi là kí sinh trùng. Bệnh của nó gây ra thường là bệnh ký sinh.
+ Ngoài ra, một số loài sinh vật trực tiếp ăn tôm cá, đe dọa tôm cá như côn trùng nước, rong tảo, cá dữ, ếch, rắn, chim bói cá…
+ Việc phát sinh bệnh còn phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể với bệnh của ký chủ. Các loài khác nhau, ở mỗi giai đoạn khác nhau sức đề kháng cũng khác nhau.
Để tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ phát sinh bệnh cho thủy sản nuôi, người nuôi thủy sản cần thực hiện các biện pháp cụ thể như sau:
+ Chọn địa điểm nuôi có nguồn nước không bị ô nhiễm bởi các nguồn nước thải sinh hoạt và các nhà máy công nghiệp, các yếu tố môi trường thuận lợi.
+ Ao nuôi phải được cải tạo triệt để trước mỗi vụ nuôi, lớp bùn đáy không nên để quá dày.
+ Giữ chất lượng nước ao ổn định để giảm làm thủy sản bị sốc do môi trường như: hàm lượng oxy thấp, nhiệt độ nước quá cao hoặc quá thấp, sự tích tụ các chất thải, độ mặn, pH thay đổi,…
+ Cần lựa chọn con giống tốt, khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng và được kiểm dịch bởi các cơ quan chức năng.
+ Thả giống với mật độ hợp lý.
+ Ngay khi phát hiện thì cần loại bỏ những con giống yếu, giống bị bệnh ra khỏi ao nuôi.
+ Sử dụng các loại thức ăn đảm bảo chất lượng và phù hợp với từng đối tượng nuôi; không nên sử dụng các loại thức ăn đã ươn thối, ẩm mốc hoặc đã hết hạn sử dụng.
+ Cho ăn đúng liều lượng và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.
+ Bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa để nâng cao sức đề kháng cho thủy sản.
Liều lượng sử dụng: Trộn 0,5 – 1g/ kg thức ăn.
Liều lượng sử dụng: Trộn vào thức ăn cho ăn trực tiếp: 2 – 3 g/kg thức ăn. Hoặc hòa vào nước tạt ao nuôi: 0,3 – 0,5 kg/ 1.000 m3.
Liều lượng sử dụng: Phòng bệnh sử dụng nano bạc 1000ppm, trộn 5 ml/1 kg thức ăn (định kỳ 3-4 ngày/ tuần).
Tín Thành cung cấp giải pháp về dinh dưỡng cho vi sinh trong xử lý nước thải, các chế hẩm nano bạc cho nông nghiệp, thủy sản, chăn nuôi với nguồn hóa chất đảm bảo về chất lượng và giá cả cạnh tranh. Rất mong được hợp tác với Quý Khách Hàng