Quy trình xử lý nước thải hoàn chỉnh của một hệ thống bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, trong đó nổi bật là quá trình xử lý cơ học, xử lý hóa lý và cuối cùng là xử lý sinh học. Trong cụm bể sinh học, xử lý nước thải bằng vi sinh kỵ khí là công đoạn quan trọng không thể phủ nhận. Vậy vi sinh kỵ khí là gì? Vi sinh kỵ khí xử lý nước thải bằng cách nào? Những loại vi sinh nào thông dụng hiện nay? Cùng tìm hiểu các thông tin về vi sinh kỵ khí thông qua bài viết dưới đây của Tín Thành nhé.
Vi sinh vật kỵ khí là tất cả những sinh vật nào có thể tồn tại trong môi trường không có oxy, không cần oxy để phát triển. Ngược lại, những vi sinh vật này sẽ có thể phản ứng tiêu cực hoặc chết nếu chúng tiếp xúc với nồng độ oxy trong khí quyển bình thường (20,95% O2).
Vi sinh vật kỵ khí bao gồm chủ yếu là vi khuẩn, ngoài ra còn có virus, nấm, tảo và động vật nguyên sinh. Sự kỵ khí bắt buộc pahir được chuyển hóa năng lượng bằng cách hô hấp yếm khí hoặc lên men.
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí là quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện thiếu oxy. Quá trình này thường được diễn ra tự nhiên nhờ vào việc tận dụng các vi sinh vật có trong môi trường mà không cần đến oxy. Sản phẩm tạo ra cuối cùng bao gồm CH4, CO2, N2, H2,… trong đó khí CH4 (methane) chiếm tới 65%. Dưới đây là sơ đồ tổng quát về quá trình phân hủy của kỵ khí:
(CHO)nNS → CO2 +H2O + CH4 + NH4 + H2 + H2S + tế bào vi sinh
Quá trình phân hủy kỵ khí, còn được gọi là quá trình lên men methane có thể được chia thành bốn giai đoạn:
Bể sinh học kỵ khí UASB trong hệ thống xử lý nước thải là loại hình được sử dụng phổ biến nhất hiện nay khi lắp đặt hệ thống xử lý nước thải công nghiệp. Bể UASB còn được gọi là bể kỵ khí có lớp bùn chảy theo hướng ngược dòng. Do nước thải sẽ được vận chuyển từ đáy bể thông qua hệ thống phân phối dòng vào và được đi chuyển qua lớp bùn vi sinh kỵ khí lơ lửng rồi được xử lý. Bùn sau đó sẽ được lắng đọng xuống và tách biệt hoàn toàn khí.
Xử lý nước thải bằng vi sinh sẽ giúp làm giảm hàm lượng BOD và COD trong nước thải. Vi sinh vật được tham gia vào quá trình xử lý nước thải công nghiệp được chính xác là một cơ chế trong phương pháp xử lý nước thải sinh học. Có ba loại vi sinh trong nước thải: bùn vi sinh, vi sinh dạng lỏng và vi sinh dạng bột.
Tùy từng loại nước thải cũng như hệ thống mà cần lựa chọn loại vi sinh nước thải nuôi cấy phù hợp, ngoài việc kiểm soát lượng vi sinh bổ sung thì cần phải kiểm soát tốt các yếu tố khác như nồng độ oxy hòa tan, dinh dưỡng… thì quá trình nuôi cấy vi sinh mới đạt chuẩn.
Một mã vi sinh đều được ứng dụng hiệu quả và sử dụng rộng rãi trong bể xử lý kỵ khí cho hệ thống xử lý nước thải mà Tín Thành cung cấp là BAC AD-1005. Đây là một chế phẩm sinh học bao gồm hệ enzyme hoạt tính và các chủng vi sinh được chọn lọc với mật độ cao nhằm làm tăng sinh khối bổ trợ cho quá trình phân hủy kỵ khí. Sự kết hợp của hàng tỷ vi sinh kỵ khí và vi sinh tùy nghi được phân lập đặc biệt thúc đẩy quá trình phân hủy của các chất hữu cơ cao phân từ, xử lý dầu mỡ và các chất ô nhiễm trong nước thải để tạo thành các chất hữu cơ đơn giản hơn CO2, H2O và CH4,.
Một số ưu điểm khi sử dùng BAC AD-1005 cho xử lý kỵ khí như:
Ngoài ra, vi sinh kỵ khí không chỉ ứng dụng ở bể UASB mà còn dùng phổ biến ở một số bể kỵ khí khác như bể biogas, hầm tự hoại và ao hồ kỵ khí.
Trên đây là những thông tin hữu ích về xử lý nước thải bằng vi sinh kỵ khí. Mọi thắc mắc các vấn đề liên quan đến vi sinh xử lý nước thải, thiết bị, hóa chất về môi trường hãy liên hệ ngay với TÍN THÀNH để được tư vấn tận tình nhất!