Vi sinh là thành phần không thể thiếu khi ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý nước thải. Vai trò của vi sinh trong xử lý nước thải là sử dụng các chất hữu cơ như thức ăn để tiến hành các phản ứng sinh học tổng hợp. Tiến hành chuyển hóa, phân hủy các chất hữu cơ đơn giản như dầu mỡ, tinh bột, Protein đến các hợp chất phức tạp như Xenlulozơ, Lipid, dầu mỏ, các kim loại nặng như sắt, đồng, kẽm, chì, nhôm…. giúp giảm thiểu hàm lượng chất ô nhiễm trong nước thải, đáp ứng tiêu chuẩn nước thải đầu ra theo đúng quy định.
Vì thế, việc nuôi cấy và bổ sung dinh dưỡng cho vi sinh là điều cần thiết, có vai trò quyết định đến hiệu quả xử lý nước thải của toàn hệ thống. Vậy dinh dưỡng trong xử lý nước thải bao gồm những loại nào? Mời bạn cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé!
Loại nước thải | Đặc trưng | Loại dinh dưỡng cần bổ sung |
Nước thải sinh hoạt | Ô nhiễm hữu cơ đặc biệt amoni, nito. COD tương đối thấp và thừa nito | Cần bổ sung nguồn C và P |
Nước thải y tế | Chứa nhiều chất diệt khuẩn, ô nhiễm amoni, nito cao | Cần có hệ thống tiền xử lý loại bỏ chất diệt khuẩn, bổ sung nguồn C |
Nước thải chăn nuôi | Ô nhiễm chất hữu cơ cao, thành phần chính là amoni nito trong nước tiểu và phân của vật nuôi | Cần phải có bể kỵ khí để tăng cường độ phân hủy, bổ sung C |
Nước thải dệt nhuộm | Ô nhiễm hóa chất, kim loại nặng, độ màu,…các chất hữu cơ phức tạp khó phân hủy | Bổ sung cả 3 nguồn cơ chất C-N-P |
Tương ứng với từng loại dinh dưỡng cần bổ sung, chúng ta sẽ có những nguồn nguyên liệu để bổ sung như:
Thông thường, 1 kg mật rỉ đường sẽ cấp 0.58 kg Cacbon.
– Thông số kỹ thuật:
– Cách sử dụng:
Thông thường, 1 kg Methanol cấp 1 kg Cacbon.
– Thông số kỹ thuật:
– Cách sử dụng:
Trên thị trường hiện nay Methanol thường phân phối ở nồng độ 99%, tuy nhiên khi dùng trong các công trình xử lý nước thải cần pha loãng nồng độ xuống còn 10%. Nếu dùng nguyên chất sẽ dẫn tới tình trạng vi sinh trong hệ thống bị sốc, nếu nặng hơn thì có thể làm chết lượng vi sinh vật có trong hệ thống.
+ Chuẩn bị bồn chứa có thể tích: 100 lít.
+ Dùng Methanol 99% pha loãng thành dung dịch Methanol 10% theo công thức sau: Lượng Methanol 99% cần sử dụng = 100 x 10% : 99% = 10 lít
+ Tắt bơm hóa chất Methanol.
+ Cấp nước vào bồn chứa khoảng 1/2 bể (50 lít).
+ Từ từ cấp 10 lít methanol (99%) vào bồn chứa.
+ Tiếp tục cấp nước vào bồn chứa đến mức 100 lít.
+ Bật bơm hóa chất chạy bình thường.
– Lưu ý:
– Thông số kỹ thuật:
– Cách sử dụng:
– Thông số kỹ thuật:
– Cách sử dụng:
NPK = N (Nitơ) – P (P2O5)
Ví dụ: NPK 5:1 nghĩa là N = 5, P = 1
Công thức tính số lượng phân đơn cần dùng (phân đạm (Urê), phân lân).
Số lượng phân đạm = N x 100/46 (46 là % hàm lượng Nitơ có trong 100kg phân đạm).
Số lượng phân lân = (P x 100)/20 (20 là % hàm lượng P2O5 có trong 100kg phân lân).
Tín Thành cung cấp giải pháp về dinh dưỡng cho vi sinh trong xử lý nước thải với nguồn hóa chất đảm bảo về chất lượng và giá cả cạnh tranh. Rất mong được hợp tác với Quý Khách Hàng